Breaking

Post Top Ad

Tòa thánh Tây Ninh- Tòa thánh Tây Ninh

Tòa thánh Tây Ninh
Tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5 km về hướng đông nam.
Tòa thánh Tây Ninh là một cụm công trình kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo nổi tiếng của đạo Cao Đài và là trị sở Trung ương của Giáo hội Cao Đài Tây Ninh.
Tòa thánh Tâu Ninh được khởi công xây dựng vào năm 1933 và chính thức khánh thành vào năm 1955. Khuôn viên tòa thánh rộng 1,2 km, với đền thờ Phật, thờ Mẫu, thờ chúa Jê-su vườn cây cảnh, rừng thiên nhiên. Tòa thánh có kiển trúc phối hợp giữa kiến trúc thánh đường Thiên chúa giáo và kiến trúc Phật Giáo, đó là tòa nhà dài 140 m, rộng 40 m, có tam đài cao 36 m, hai lầu chuông và trống cao 25 m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30 m.
Tòa thánh Tây Ninh gồm 12 cổng. Các cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và hoa sen. Trong đó, chánh môn là cửa lớn nhất với cách trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu, hoa sen cùng 3 cổ pháp: kinh Xuân Thu, bình Bát vu và Phất trần, thể hiện tinh thần tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo). Trên chánh môn có đắp nổi chữ "ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ" bằng chữ Quốc ngữ ở trên và chữ Hán ở dưới.
Bên trong tòa thánh gồm hai hàng cột chạm rồng rồng, sơn xanh, đỏ, trắng rực. Trên trần nhà ngăn ra làm 9 khoảng bầu trời với mây và sao. Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu). Nền Tòa Thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp.
Giáo lý của đạo là kết hợp tam giáo đồng nguyên (quy nguyện tam giáo), ra đời tục cầu hôn, cầu tiên và hình thành phong trào cầu cơ chấp bút(cơ bút), đạo còn thể hiện giới luật không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không tửu nhục. Biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm...  Trong Tòa Thánh có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Mỗi người, tùy theo dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ tâm linh, khi quan sát Tòa Thánh sẽ tự mình khám phá ra những ý nghĩa này. Một số biểu tượng dễ nhìn thấy nhất và cũng dễ hiểu nhất như: tượng Ông Thiện và Ông Ác, tượng Hộ Pháp...
Du khách đến tham quan tòa thánh thường chọn giờ tòa thánh có hành lễ (khoảng 12h trưa) để thấy cách hành lễ rất trang trọng, đẹp mắt của đạo hữu Cao Đài. Lưu ý nhỏ vào bên trong tòa thánh, bạn phải bỏ giày dép bên ngoài (có người trông coi) và không được chụp hình người lấy phông nền là Thánh nhãn, chỉ chụp cảnh vật. Bạn cũng có thể xin phép để được lên tầng trên chụp toàn cảnh của tòa thánh.

Post Top Ad

Pages